HÒM TÔN ĐỰNG TÀI LIỆU, BÁN HÒM TÔN VĂN PHÒNG, MUA HÒM TÔN VĂN PHÒNG Ở HÀ NỘI GIÁ RẺ

HÒM TÔN ĐỰNG TÀI LIỆU, BÁN HÒM TÔN VĂN PHÒNG, MUA HÒM TÔN VĂN PHÒNG Ở HÀ NỘI GIÁ RẺ
BÁN HÒM TÔN ĐỰNG TÀI LIỆU VĂN PHÒNG Ở HÀ NỘI GIÁ RẺ, THÙNG TÔN ĐỰNG HỒ SƠ, THÙNG TÔN ĐỰNG TÀI LIỆU

13/9/17

Còn Đâu Hàng Thiếc, Phố " Gõ" Ra Tiền?

Xã hội phát triển, đô thị hoá còn đâu  "Hàng Thiếc" phố hàng Hà Nội cổ, còn đâu tiếng búa gò nên những sản phẩm hữu ích phục vụ cuộc sống...như những ngày xưa

Hàng Thiếc có chiều dài 136 mét, bắt đầu từ ngã tư Bát Đàn - Thuốc Bắc tới ngã 3 Hàng Thiếc – Hàng Nón, thuộc phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Phố xưa nằm trên đất thôn Yên Nội, tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương.
 
Phố chuyên làm đồ thủ công những cây đèn thắp dầu lạc, cây nén, lư hương, ấm pha chè, khay đựng đồ uống chè, bao chè, chóp nón… từ thiếc, sau này các nhà dọc Hàng Thiếc còn làm cả sắt Tây.
Cũng bởi vậy mà khi người Pháp chiếm Hà Nội có đặt tên phố là Rue des Ferblanties (Phố thợ làm hàng sắt tây). Nhưng dân ta vẫn quen gọi tên phố cũ phố theo nghề truyền thống Hàng Thiếc.
Người làm nghề ở phố đa số là dân làng Phú Thứ, Hoài Đức, Hà Đông, Hà Nội chuyển tới.


Nhà cũ, nhà cổ dọc Hàng Thiếc không còn nhiều

Con hẻm sâu hun hút, yên ắng giữa tấp nập phố phường.
 
Đây 1 phố cũ có từ lâu đời, các nhà trên phố xưa hầu hết là nhà cổ xây theo kiểu ta, có gác chồng diêm, với những thanh rầm ngang lớn bằng gỗ lim, có máng hứng nước mưa vào bề chứa trong sân. Đường phố chật hẹp nên đã phải sửa lại, lùi 1 bên dãy nhà cho lòng đường rộng thêm ra.
Từ những năm 1920 phố bắt đầu có lắp đèn điện, tới những năm 1924 – 1925 trở đi có đường dẫn nước máy. Cũng thời gian này 1 số nhà kiểu Tây bắt đầu được xây dựng tại Hàng Thiếc.
Hàng Thiếc - Phố "gõ ra tiền"

Hoạt động mua bán diễn ra tấp nập dọc 2 dãy phố
Các hàng dọc phố những năm đầu thế kỷ 20 chuyển dần sang làm sắt tây từ khi dân ta quen với dầu hỏa, những thùng đựng dầu đã trở thành nguyên liệu chính cho thợ thủ công phố. Có những thùng cứ để nguyên thế dốt om lửa ở trong cho hết mùi dầu hỏa đem đóng đai bán làm thùng gánh nước hay gò ra chậu giặt, gáo múc nước….
Cứ mỗi dịp Tết Trung Thu tới, Hàng Thiếc lại thêm nhộn nhịp, các nhà trên phố gom sắt vụn làm ra nhiều loại đồ chơi cho trẻ em như ôtô, xe lửa, tàu thủy, máy bay, đèn quả đào có cô tiên, đèn bướm vỗ cánh, đoàn lính tập, thỏ đánh trống…
Đặc biệt là những chiếc tàu thủy chạy bằng dầu hỏa món quà thu hút các em nhỏ thời bao cấp, cho tới nay vẫn còn được bán ở nhà số 33 trên phố.
 

Nhà duy nhất trên phố Hàng Thiếc nay còn bán những chiếc tàu thủy đặc biệt 1 thời

Món đồ chơi bé nhỏ lạc giữa biển vật dụng bằng i nox, tôn...
Hàng Thiếc còn làm cả hàng từ tôn, kẽm tạo ra những sản phẩm gia dụng bền đẹp hữu dụng. Các nhà trên phố hầu hết đều là những cửa hàng kinh doanh nhỏ, bởi hầu như làm nghề phố không yêu cầu vốn lớn, quan trọng ở sự khéo léo ở đôi bàn tay người thợ.
Các công việc gò hàn làm ngay trong nhà, cũng là không gian đón tiếp khách, những lò than đặt ngay cửa nhà, khắp phố tiếng búa đập gò rộn vang từ sáng sớm tới tối mịt. Hàng làm ra bán ngay trước cửa nhà, treo quanh tường…
Sau những năm 1930 phố xuất hiện nhiều nhà buôn tôn kẽm, kính tấm lớn, gương lắp trong các công trình hiện đại…, nhiều nhà giầu lên nhanh chóng nhờ bán buôn “vốn người lãi ta”.
Hàng Thiếc lại có thêm nghề tráng gương mài kính. Các hàng sứ vệ sinh, lavabo, bồn rửa tay… cũng được mở ra, vừa thầu việc vừa thi công lắp đặt tới công trình…
Phố có những hàng lớn như Khôi Ký ở số nhà 18, Trung Ký, Nhật Trương ở số nhà 37 là những nhà giầu có nhất phố những năm 1931 - 1942. Giữa phố còn có 1 hiệu sách khá lớn nhà Xương Ký, sau này chuyển ra phía Bờ Hồ đổi tên thành Nam Ký.
Ở số nhà 20 là nhà ông lang Vòng nổi tiếng với bài thuốc gia truyền thuốc chữa cam sài cho trẻ em, cũng là nhà đầu tiên xây dựng theo kiểu mới ở phố từ trước năm 1930.

Nhiều bậc cao niên đã chứng kiến những thăng trầm nơi con phố nghề
Chiến sự cuối năm 1946 đầu năm 1947, phố Hàng Thiếc là ranh giới giữa Liên khu I và địch, bị tàn phá nặng nề. Tháng 2 năm 1946 địch cho xe tăng, đại bác, máy bay đánh phá ác liệt, nhưng cũng chỉ chiếm được nửa phố. Quân ta giữ vững tuyến lửa cho tới ngày Trung đoàn Thủ đô được lệnh rút quân khỏi Hà Nội.

Khắp phố vẫn rộn vang những âm thanh của máy cắt, của búa, tiếng hàn xì...

Các mặt hàng chính từ tôn, inox, thiếc vẫn được bày bán dọc 2 dãy phố Hàng Thiếc
 
Những nhà bị chiến tranh tàn phá đều được xây dựng lại hay sửa chữa những năm 1948 tới 1954. Hàng Thiếc lại hồi sinh, những nhà làm nghề trên phố lại mở cửa hàng trở lại, tiếng gò lại rộn vang khắp phố… cho tới nay.
Hàng Thiếc nhộn nhịp những ngày giáp Tết Nguyên Đán
Hiện nay nhiều loại mặt hàng thiết yếu cho đời sống vẫn được buôn bán khắp con phố này . Những hòm inox, khuôn bánh, khay, chảo, muôi… vẫn được bày bán dọc 2 dãy phố “gõ ra tiền” này. Những mặt hàng này giờ được mua lại từ các làng nghề ngoại thành chuyển vào.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét